>> Phim “giờ vàng” bị phản ứng vì cảnh dung tục
Cách đây không lâu, bộ phim truyền hình “giờ vàng” Hoa nắng đã bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội bởi những cảnh dung tục trên phim. Cảnh phim mô tả sự ăn chơi, trác táng của một bộ phận giới trẻ đã gặp phải sự phản đối gay gắt, nhiều ý kiến cho rằng, với phim truyền hình - phát trên sóng Đài truyền hình quốc gia, không nên khai thác những cảnh “nóng” quá đà.
Phim truyền hình được phổ cập đến số lượng lớn khán giả từ nông
thôn, miền núi đến thành thị. Đối tượng khán giả theo dõi phim truyền
hình thuộc nhiều lứa tuổi, trong đó có cả trẻ em. Bởi vậy, khác với phim
điện ảnh mang tính nghệ thuật chuyên biệt, phim truyền hình được “chú
thích” như một thể loại báo hình có tính phổ cập, tính đại chúng rộng
rãi.
Khi những tranh cãi về cảnh “nóng” trên phim truyền hình Hoa nắng
chưa kịp nguội, những hình ảnh phản cảm khác của ca sỹ, diễn viên
Nguyên Vũ và người mẫu Lê Trang tiếp tục được tung lên mạng. Nguyên Vũ
khẳng định, đây là những bức hình được chụp từ một phân cảnh quay trong
bộ phim truyền hình anh vừa tham gia, Cầu vồng sau mưa của đạo diễn Cảnh Đôn.
Nguyên Vũ khẳng định bức ảnh này được chụp từ một phân cảnh trong phim truyền hình Cầu vồng sau mưa.
Trước câu hỏi, “Bản thân anh có thấy những bức hình này phản cảm, dung tục?”, ca sỹ Nguyên Vũ trả lời với phóng viên Dân trí:
“Đây là hình ảnh chụp lại trong lúc tôi đang quay phim. Tôi nghĩ, người
chụp có ý đồ không tốt. Bởi vậy hình ảnh cũng phản ánh nội dung không
tốt”.
“Theo anh, những hình ảnh không tốt có nên được khai thác trên
những bộ phim truyền hình- những bộ phim có tính quảng bá rộng rãi?”,
Nguyên Vũ cho biết: “Trước hết, tôi muốn khẳng định, phim ảnh phản ánh
hiện thực cuộc sống. Những bộ phim có đề tài khác nhau, sẽ có sự khai
thác khác nhau. Ví dụ, phim làm về nông thôn khác với phim lấy đề tài
giới trẻ với cuộc sống trác táng, trụy lạc. Khi khắc họa một cuộc sống
trụy lạc, bộ phim cần phải có những cảnh nhạy cảm. Chẳng lẽ, cứ đưa một
anh ăn mặc chỉnh tề lên phim rồi để những nhân vật khác thoại rằng, ồ
anh này trác táng lắm, nhưng khán giả không hiểu, anh này trác táng như
thế nào?!”.
"Nếu không khai thác cảnh nóng, khán giả không thể biết được nhân vật ấy ăn chơi, trác táng thế nào"- Nguyên Vũ cho biết.
Theo Nguyên Vũ, có những bộ phim với đề tài nhạy cảm, cần thiết
phải có những cảnh nhạy cảm để phản ánh độ trung thực của đề tài, và
khắc họa rõ nét cuộc sống. “Bộ phim Cầu vồng sau mưa
miêu tả nhân vật của tôi bị vợ quản thúc mọi việc, từ ăn mặc đến chi
tiêu. Cuộc sống của anh ta tù túng, mệt mỏi. Chính bởi vậy, khi gặp cô
nhân tình, anh ta như được giải phóng. Muốn làm gì cũng được, bảo gì cô
ấy cũng nghe. Vì thế, anh ta sống phóng túng, suy đồi…”.
Nhưng khi được hỏi, có cần thiết đưa những hình ảnh phản cảm như
trong ảnh lên phim để khắc họa sự phóng túng của một người đàn ông đã có
vợ, Nguyên Vũ cho rằng, khi lên phim hình ảnh sẽ khác, không giống với
những bức ảnh bị chụp với ý đồ xấu.
“Tôi khẳng định có những phim cần thiết khai thác cảnh nóng, nhưng
phải có điểm dừng. Với phim truyền hình, cảnh nóng khai thác phải có
điểm dừng nhất định. Điều đó tùy thuộc vào cách xử lý khéo léo của diễn
viên và cách dựng chuyên nghiệp của đạo diễn. Ví dụ trong cảnh của tôi,
đây là những bức ảnh chụp, khi dựng phim, đạo diễn Cảnh Đôn sẽ biết cách
để chọn một góc máy khác, một cách xử lý khác, để hình ảnh không dung
tục như thế”, Nguyên Vũ cho biết.
Nguyên Vũ khẳng định lại quan điểm, với phim truyền hình, cảnh nóng phải được khai thác khéo léo, chuyên nghiệp, và “phải có điểm dừng”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét